Chuẩn bị lễ cúng sửa nhà gồm những gì và một số điều cần lưu ý trong lễ cúng

Trong việc sửa nhà thì chúng ta có cần phải cúng không? Cúng sửa nhà như thế nào mới có thể là đầy đủ và đúng với thủ tục nhất? Vậy việc chuẩn bị lễ cúng sửa nhà gồm những gì? Để biết rõ hơn về cách cúng sửa chữa nhà giúp cho gia chủ hưng thịnh, đón nhiều tài lộc thì hãy cùng theo dõi các thông tin quan trọng trong bài viết sau đây nhé.

Sửa nhà cửa có cần phải thực hiện việc cúng không

Sửa chữa nhà có cần phải cúng hay không là điều băn khoăn của rất nhiều người khi đang có ý định sửa nhà. Xây nhà thì cần phải thực hiện cúng kiến là việc hiển nhiên. Tuy nhiên, khi gia chủ đang cần để sửa nội thất hoặc ngoại thất của ngôi nhà thì liệu chúng ta có cần phải thực hiện cúng theo đúng như thủ tục hay không?

“Có” là câu trả lời cho trường hợp này. Không chỉ trong việc xây nhà mà ngay cả việc sửa chữa nhà cửa cũng cần phải thực hiện theo đúng các trình tự. Nhất là trong việc cúng bái, tuyệt đối không thể lơ là hay bỏ qua dù cho chỉ một thủ tục nhỏ nhất.

Ý nghĩa của lễ cúng để sửa chữa nhà cửa

le cung sua nha gom nhung gi

Quan niệm của các người xưa cho rằng lễ cúng để sửa nhà cửa được tổ chức được xem như là một điều báo cáo và cầu xin đối với thần linh để họ phù hộ cho quá trình sửa nhà diễn ra một cách lợi và tốt đẹp. Việc sửa chữa các công trình về nhà ở, sân nhà, cổng nhà, bếp hoặc là chung cư,… tất cả các công trình được xem là liên quan đến nhà. Sẽ ảnh hưởng rất lớn tới phần âm của gia đình theo như quan niệm về sửa chữa nhà. Về mặt tâm linh khi thì có thể sẽ đụng chạm tới sự bình yên vốn có bấy lâu nay của gia chủ và các thành viên khác trong gia đình.  

Vì vậy, bất kể là bạn đang làm nhà mới hay là sửa chữa nhà cửa, thực hiện nâng nền hay sửa chữa bếp,… Tất cả đều cần phải làm lễ khởi công cho việc sửa nhà trước là báo cho các thần linh, thổ địa và tổ tiên của chúng ta và sau là để cầu mong có được sự bảo bọc, sự che chở trong suốt quá trình thực hiện để mọi việc được hanh thông và may mắn.

Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc rằng lễ cúng sửa nhà gồm những gì, và thực hiện hưu thế nào, hãy đọc tiếp nội dung của phần tiếp theo nhé. 

Lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng sửa nhà bao gồm những gì

le cung sua nha gom nhung gi

Lễ vật được chuẩn bị cho mâm cúng sửa nhà phải thật tươm tất và đầy đủ với tất cả tâm huyết của gia chủ dành cho nó. Sẽ tùy vào phong tục của từng vùng miền, từng loại địa phương hay là điều kiện kinh tế trong mỗi gia đình mà lễ cúng sửa nhà gồm những gì cũng sẽ không giống nhau. mâm cơm cúng sau đây bạn có thể dùng để tham khảo:

  • Bộ tam sinh gồm trứng trắng luộc, thịt heo luộc và thịt gà luộc 
  • Đồ nếp gồm một dĩa xôi hoặc là một dĩa bánh chưng.
  • Một bát nước, một ly rượu và cuối cùng là một bát gạo trắng
  • Các loại quần áo vàng mã, giấy tiền vàng bạc dùng để cúng cho thần đất
  • Các bao thuốc, nhang đèn hoặc là lạng chè
  • Một mâm ngũ quả và một đĩa trầu cau
  • Một bình hoa tươi nho nhỏ

Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả các lễ vật, gia chủ nên đặt gọn gàng trên một cái mâm nhỏ. Nếu động thổ trong trường hợp sửa chữa nhà cũ trở thành nhà mới, hoặc là thực hiện nâng móng nhà, các gia chủ nên đặt mâm lễ lên một vật dụng bằng phẳng được đặt giữa khu đất. 

Một số lưu ý gia chủ cần nên nhớ khi chuẩn bị lễ vật để cúng

  • Nên chọn những đồ sạch sẽ và  tươi ngon 
  • Không nên kì kèo trả giá khi chọn mua đồ để làm lễ
  • Ưu tiên cúng các sản vật có từ quê hương hoặc là có sẵn ở trong gia đình.
  • Hoàn tất việc cúng xong mới được thụ lộc để đảm bảo các yếu tố tâm linh trong quá trình sửa nhà.

Cách cúng sửa chữa nhà được tiến hành như thế nào?

le cung sua nha

Đối với bên gia chủ

Cách giờ động thổ khoảng 60 phút, gia chủ nên bày biện và bố trí tất cả những món liên quan đến đồ cúng lên bàn cũng trên hai cái bàn. Một cái kê cao dùng để cúng chay, một cái kê thấp dùng để cúng mặn và phải được đặt ở giữa công trình, đặc biệt đừng quên một túi dùng để cúng cô hồn ở phía ngoài đường.

Cách giờ động thổ khoảng 30 phút, người tiến hành cúng động thổ sửa nhà sẽ đốt hai cây đèn cầy lên và thắp thêm mười một cây dùng để vái bốn phương rồi cắm nhang vào ở bàn trên, bàn dưới, mỗi bàn là năm cây và một cây phía ngoài rồi tiếp tục đọc văn khấn

Đối với các đơn vị nhận thi công xây nhà

Sau khi gia chủ đã cúng xong thì các đơn vị thi công cũng phải vào thắp nhang cúng và tiến hành khấn để cầu xin mọi việc được thuận lợi. Ngoài việc khấn để cúng các thần hoàng, thổ địa thì cần phải  khấn thêm tổ nghề của mình và cầu mong cho mọi việc được tiến hành một cách suôn sẻ.

Lời kết

Nếu gia đình của bạn đang có nhu cầu sửa chữa lại nhà cửa và đang thắc mắc với câu hỏi là lễ cúng sửa nhà gồm những gì thì bà viết này chính là cứu tinh của bạn đấy. Mong rằng khi đọc xong bài viết này sẽ giúp bạn và gia đình hiểu rõ hơn về cách cúng cũng như là những thứ cần chuẩn bị trước khi cúng sửa nhà để cho ngày cúng được diễn ra ột cách  tốt đẹp và trọn vẹn hơn.

 

Cách lựa chọn kích thước sập gụ theo phong thủy

Kích thước sập gụ theo phong thủy như thế nào là phù hợp trong gia đình? Đây là thắc mắc của hầu hết gia chủ khi có nhu cầu trang bị món phụ kiện nội thất tượng trưng cho sự cao sang, quyền quý này trong gia đình. Cùng với đó, cách lựa chọn sản phẩm, cách bố trí trong nhà cũng là điều hết sức quan trọng. Theo dõi bài viết hôm nay để có được những gợi ý đầy đủ và chính xác nhất về lựa chọn sập gụ theo phong thủy nhé!

Sập gụ là gì?

Sập gụ, hay còn gọi bằng phản là một món đồ gỗ nội thất thể hiện sự cao sang, quyền quý của gia chủ, sử dụng phổ biến trong các gia đình miền Bắc. Nó thường được kê trịnh trọng ở giữa ngôi nhà, kết hợp thêm tủ chè (thường được gọi là “sập gụ tủ chè”), tạo nên không gian sinh hoạt chung đặc trưng của người miền Bắc.

 sap gu la gi

Chúng ta thường nghe đến sập chân quỳ, hay gọi đầy đủ hơn là “sập chân quỳ dạ cá”, đây cũng là tên gọi khác của sập gụ. Chân quỳ trong tâm linh người Việt Nam sẽ tượng trưng cho sự vững chãi, được cách điệu từ “tứ linh – tứ quý” là Long, Ly, Quy, Phượng. Tứ quý là hình tượng người quân tử “Tề gia trị quốc bình thiên hạ”. Tứ linh mang đến sức mạnh, sự may mắn, xua tan tai họa.

Sập gụ có thể được sử dụng cho rất nhiều mục đích, từ tiếp khách, ngồi ăn cỗ, thưởng trà, đánh cờ, nghỉ ngơi,…
Sập gụ thường được làm từ loại gỗ gụ là chính. Đây là loại gỗ dễ tìm, có khổ lớn và giá cả ở mức hợp lý. Không chỉ vậy, loại gỗ này còn không bị mối mọt, chất lượng tốt, bền bỉ. Đặc biệt, khi sử dụng càng lâu thì màu sắc sẽ chuyển sang nâu đen bóng, càng thêm phần sang trọng và đẹp hơn. Ngoài gỗ gụ thì sập gụ còn có thể làm từ một số loại gỗ khác như gỗ hương, gỗ lim, gỗ mun,… nhưng không phổ biến bằng.

Cấu tạo của bộ sập gụ thường bao gồm 2 phần phân biệt là mặt sập và quây sập. Phần mặt sập có thể làm từ 1, 2 hay 3 miếng gỗ ghép lại. Phần quây sập gồm 2 phần nhỏ là dạ sập và chân sập với 2 loại chính là tam diện và tứ diện.

Ý nghĩa của sập gụ theo phong thủy

Chúng ta vừa đề cập đến lợi ích của món đồ nội thất sập gụ trong thực tế gắn với mục đích sử dụng của nó. Tuy nhiên, theo phong thủy thì sập gụ còn mang nhiều ý nghĩa khác mà không phải ai cũng biết.

Đầu tiên, đây là món đồ tượng trưng cho sự sang trọng, quyền quý của gia chủ. Thường thì trước đây, chỉ có những gia đình khá giả, hộ quan lại, địa chủ mới có được.

Bên cạnh đó, tùy vào việc lựa chọn kích thước sập dụ hợp lý với không gian phòng khách còn giúp gia đình ăn nên làm ra và có nhiều vận may, phát lộc phát tài.

Lưu ý khi chọn kích thước sập gụ theo phong thủy

kich thuoc sap gu theo phong thuy

Theo phong thủy, việc lựa chọn kích thước sập gụ đều phải nằm trong các cung đẹp của thước phong thủy Lỗ Ban. Có như vậy thì gia chủ mới nhận được may mắn, vượng khí. Hiện nay, loại thước Lỗ Ban được sử dụng phổ biến nhất là thước 38.8m được chia làm 10 cung lớn. Mỗi cung trong đó lại chia thành 4 cung nhỏ khác nhau, có tốt, có xấu.

Đối với sập gụ cần được làm theo kích thước các cung tốt như Tài, Quan, Nghĩa, Bản thì gia chủ sẽ gặp may mắn, tài lộc, gia đình êm ấm, con cái thuận hòa… Nếu kích thước rơi vào cung xấu sẽ gây ra điều không may như gia đình lục đục, làm ăn thất bát, anh em không hòa thuận,…

Thêm vào đó, việc chọn kích thước sập gụ còn phải tùy vào diện tích ngôi nhà, các món đồ nội thất xung quanh,… để đảm bảo tính hài hòa, thẩm mỹ.

Kích thước sập gụ theo phong thủy

Dựa trên những lưu ý trên, hiện nay, có 2 loại kích thước sập gụ theo phong thủy thông dụng là:

  • Loại trung: Rộng x dài là 1,6m x 2m.
  • Loại đại: Rộng x dài là 1,8m x 2,2m.

Thiết kế bề mặt sập gụ với 3 loại chính: 1 lá, 2 lá và 3 lá, tương ứng với số tấm gỗ được ghép lại với nhau để tạo thành mặt sập.

Cách bố trí sập gụ hợp phong thủy

Khi đã chọn được sập gụ thích hợp, bạn cần biết cách bố trí nó trong ngôi nhà sao cho hợp phong thủy. Điều này góp phần mang đến tài lộc và vận may tốt cho gia đình bạn.

  • Vị trí đặt sập gụ hầu hết là ở phòng khách, giữa gian nhà,…
  • Tùy theo hướng nhà, tuổi và mệnh của gia chủ sẽ kê sập gụ theo hướng hợp phong thủy.
  • Để tạo nên sự đồng bộ, gia chủ có thể kết hợp thêm tủ chè bên cạnh sập gụ.
  • Nên dựa sập gụ vào một bức tượng để tạo nên thế chắc chắn hơn.
  • Tránh nơi thường xuyên đi lại, chắn đường đi hay nơi chịu nhiều tác động của ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
  • Không đặt sập gụ những nơi ẩm thấp.

Hiện nay có rất nhiều mẫu sập gụ với kiểu dáng, họa tiết khác nhau cho gia chủ lựa chọn sao cho phù hợp nhất với sở thích và nhu cầu sử dụng của gia đình. Hi vọng những thông tin về cách lựa chọn kích thước sập gụ theo phong thủy, cách bố trí sập gụ trong nhà có thể mang đến vận may mắn, tài lộc cho gia chủ. 

Vị trí đặt bàn thờ trong nhà ống hợp phong thủy

Vị trí đặt bàn thờ trong nhà ống sao cho hợp phong thủy là băn khoăn của nhiều gia chủ trong quá trình xây dựng ngôi nhà. Mỗi gia đình sẽ luôn dành nơi trang nghiêm nhất để đặt bàn thờ, có thể là thờ cúng tổ tiên hay thần phật. Tuy nhiên, với diện tích ngôi nhà vừa phải, việc sắp xếp vị trí này sẽ khó khăn hơn. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho gia chủ những thông tin về việc đặt bàn thờ ở vị trí nào trong nhà, những điểm cần lưu ý và né tránh theo phong thủy. Cùng theo dõi nhé!

Cách đặt bàn thờ trong nhà ống

Những đặc điểm phù hợp nhất đối với không gian đặt bàn thờ trong nhà ống là: Riêng tư, yên tĩnh, trang nghiêm. Bởi theo quan niệm của người Việt Nam, không gian thờ cúng là nơi trang trọng, không bị quấy rầy bởi bất cứ điều gì.

Việc vị trí đặt bàn thờ trong nhà ống gần với phòng bếp, phòng ngủ, đặc biệt là nhà vệ sinh sẽ làm vấy bẩn đi không gian linh thiêng này. Điều này hoàn toàn trái với phong thủy, không đúng với sự tôn trọng, hiếu nghĩa của con cháu với tổ tiên và có thể sẽ vướng vào những rắc rối, tội lỗi không đáng có. Bạn cần đặc biệt phải chú ý điều này.

Vị trí đặt bàn thờ trong nhà ống

Xây dựng nhà ống thường có đặc điểm diện tích vừa phải, phần chiều ngang khá hạn chế. Như vậy, vị trí đặt bàn thờ trong nhà ống như thế nào sẽ hợp lý?

vi tri dat ban tho trong nha ong

Đặt bàn thờ trong phòng thờ riêng

Hiện nay, hầu hết những căn nhà ống đều được xây dựng khá nhiều tầng, gia chủ nên bố trí phòng thờ riêng ở tầng cao nhất và đặt bàn thờ ở trong đó. Đây sẽ là nơi yên tĩnh, riêng tư và rất ít người lui tới. Điều này tạo thuận tiện cho việc cúng kiến, thắp hương, khấn vái, hóa vàng,…

Một số gia đình khác sẽ xây dựng một phòng thờ riêng ở lầu 2, bên phải cầu thang theo hướng từ dưới đi lên. Phòng thờ này cũng được được xem là hoàn toàn riêng tư, không chung với không gian phòng ngủ ở phía bên cầu thang còn lại.

Diện tích của một phòng thờ riêng có thể linh động tùy theo cách bố trí của gia chủ cũng như diện tích toàn ngôi nhà. Có thể không cần quá rộng, nhưng cũng không được sơ sài. Diện tích hợp lý nhất có thể khoảng từ 5-10m2. Chú ý thêm phần cửa sổ hoặc cửa thông gió để khi thắp nhang sẽ không gây ngột ngạt. Thêm vào đó, phòng thờ vốn là nơi linh thiêng nên việc vệ sinh sạch sẽ là rất cần thiết.

Đặt bàn thờ giữa phòng khách

Trong trường hợp gia đình có người lớn tuổi, không thuận tiện cho việc leo cầu thang nhiều tầng thì vị trí đặt bàn thờ trong nhà ống ngay giữa phòng khách là khá phổ biến. Bàn thờ thường đặt phía trên cao, trên tủ giữa nhà, tủ tivi nếu có. So với khi đặt trong phòng riêng thì bàn thờ đặt ở vị trí này trong nhà ống nên trang trí nhẹ nhàng, đơn giản để tạo cảm giác thoải mái cho các thành viên trong gia đình hay các vị khách đến nhà.

Những lưu ý khi thiết kế bàn thờ trong nhà ống

Sau đây là những điều gia chủ cần lưu ý khi thiết kế hay tìm vị trí đặt bàn thờ trong nhà ống của mình sao cho đúng phong thủy nhất.

ban tho trong nha ong

  • Không đặt bàn thờ ngược hướng với hướng nhà. Theo quan niệm người xưa thì đây là điều đại kỵ. Nó là căn nguyên của việc gia đình không hòa thuận, không có con cháu nối dõi tông đường,…
  • Vị trí đặt bàn thờ đối diện với cửa ra vào hay đường cái là xung với cửa. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình, dễ bị tiểu nhân dắt tâm hãm hại. Trong trường hợp vị trí bất khả kháng thì nên đặt một tấm bình phong để che bàn thờ lại.
  • Không đặt bàn thờ gần bếp, nhà tắm hay phòng vệ sinh. Đây là những vị trí đại kỵ nhất khi đặt bàn thờ. Điều này có nghĩa là gia chủ đang phạm tội không tôn trọng thần linh, bất kính với tổ tiên khiến gia đình dễ bị hao tổn sức khỏe. Nếu đặt bên cạnh bếp thì hỏa khó nặng sẽ ảnh hưởng không tốt đến phong thủy của gia đình.
  • Không đặt bàn thờ dưới xà ngang, nơi chứa nhiều luồng khí không tốt, gây áp lực đè lên bàn thờ. Như vậy, các thành viên gia đình dễ bị đau đầu, vận khí ảnh hưởng. Phần khói hương bốc lên cũng gây đổi màu xà ngang, mất thẩm mỹ.
  • Tránh đặt bàn thờ những nơi gió và nắng trực tiếp chói vào. Đây vốn là những thứ mang dương khí nặng, không thích hợp với những nơi tâm linh như bàn thờ.
  • Không được đặt bàn thờ trong phòng ngủ. Điều này không đảm bảo tính tôn nghiêm, linh thiêng.
  • Bài vị trên bàn thờ không nên đặt sát tường mà cần có một khoảng trống để không làm ảnh hưởng đến địa vị, tiền tài và vận mệnh của con cháu. Ngược lại, trong trường hợp gia đình thờ thần phật thì nên để sát tường hơn.
  • Đảm bảo khoảng cách phía dưới bàn thờ được thông thoáng, không chứa quá nhiều đồ đạc.
  • Theo phong thủy, không nên để đồ đạc bừa bộn phía bên trái bàn thờ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tài vận của gia chủ, nhất là những người đàn ông.
  • Hạn chế tối đa việc đặt bàn thờ gần những thứ có âm thanh lớn như loa, đài, tivi,…
  • Chiều cao của nơi đặt bàn thờ nên là cao hơn đầu người trở lên. Điều này thể hiện được sự tôn kính của gia chủ.

Bài viết hôm nay đã gửi đến bạn những thông tin và lưu ý về vị trí đặt bàn thờ trong nhà ống hợp phong thủy. Qua đây, hy vọng gia chủ có thể lựa chọn được vị trí đặt bàn thờ tốt nhất, phù hợp nhất.

 

Trang trí cây quất ngày Tết cầu chúc sum vầy, may mắn và tài lộc

Trang trí cây quất ngày Tết đã trở thành thói quen phổ biến của đại đa số gia đình Việt Nam. Những lúc này, cả gia đình quây quần bên nhau, cùng tâm sự đón giao thừa, cùng ngắm cây mai, cây quất rực rỡ sắc màu, hy vọng một năm mới an khang, thịnh vượng. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từ ý nghĩa của cây quất ngày Tết, cách chọn cây, cách trang trí cũng như chăm sóc chúng đúng cách. Cùng theo dõi nhé!

Ý nghĩa của cây quất ngày Tết

cay quat ngay tet

Trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam, cùng với bánh chưng, câu đối thì cây quất cũng là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình. Loại cây này được nhiều gia đình, doanh nghiệp hay công ty lựa chọn trưng bày bên sân vườn, hành lang, thềm nhà hay gần bàn trà ngày Tết. Vậy, việc trang trí câu quất ngày Tết có ý nghĩa gì?

Theo quan niệm của người Việt Nam, cây quất có thể xua đuổi ma quỷ, tà khí, mang đến sự may mắn, tài lộc và bình an cho gia chủ và cả gia đình trong năm mới. Nếu bạn biết cách chọn cây cũng chăm sóc tốt cho cây, đặt ở vị trí tốt thì chắc chắn sẽ thu hút nhiều tài lộc.

Điểm đặc biệt nữa chính là theo phong thủy, cây quất còn mang một ý nghĩa riêng khác. Nó hội tụ đủ 5 yếu tố ngũ hành đều vượng, mang đến sự trù phú. Trái quất có màu vàng, dáng tròn đầy, cành lá xum xuê là biểu tượng cho sự sung túc, đủ đầy, trường thọ, gia đình sum vầy, con cháu sức khỏe – phúc lộc dồi dào. Chính vì vậy, mọi người đều yêu thích lựa chọn những cây quất thật trĩu quả để trang trí ngày Tết.

Cách chọn cây quất trang trí ngày Tết

Những ngày cận Tết, chúng ta có thể thấy rất nhiều cây quất được bày bán, đủ kích thước lớn, bé khác nhau. Liệu bạn có thắc mắc nên chọn mua những cây quất như thế nào không?

Đầu tiên, dáng cây phải đẹp. Bạn nên chọn những cây có dáng thẳng đứng, góc thẳng, cứng cáp. Tất nhiên, nhìn thân cây mang nét tự nhiên, không gò ép, không quá mềm yếu, yếu ớt.

Thứ 2, nên chọn cây có kích thước phù hợp với không gian bạn dự định đặt chúng. Trong trường hợp không gian quá rộng nhưng cây quá nhỏ sẽ có cảm giác trống trải, kém nổi bật. Còn nếu cây quá lớn và diện tích phòng quá nhỏ lại bị rườm rà, mất thẩm mỹ.

Thứ 3, chọn cây quất có lá to, xanh nhưng không quá sum suê. Phần trái vừa đủ, to tròn nhưng không nên quá size. Đối với những cây quất quá ít quả, lá héo vàng, chứng tỏ cây đang bị thối rễ và sẽ nhanh chóng chết dần.

Một điểm cần lưu ý khi mua cây quất chính là thời điểm mua. Bạn có thể đặt mua nhà vườn từ trước, hoặc đi mua khoảng từ ngày 20-25 tháng Chạp. Lúc này mẫu cây đa dạng, nhiều cây đẹp hơn và bạn có thể thỏa sức chọn lựa.

Về giá bán của cây quất ngày Tết sẽ vô cùng đa dạng, tùy vào kích thước, dáng cây, chậu cây đi kèm,… Thông thường, chúng sẽ có giá từ vài trăm nghìn đến tiền triệu.

Cách kiểu trang trí cây quất ngày Tết siêu đẹp mắt

trang tri cay quat ngay tet

Khi đã mua được cây quất như ý, việc trang trí sẽ giúp cây quất thêm nổi bật hơn, thu hút tài lộc cho gia đình. Tùy theo sở thích, gu thẩm mỹ của từng người sẽ có cách trang trí cây quất ngày Tết mang nét riêng. Sau đây là một vài gợi ý cho bạn tham khảo thêm nhé!

  • Trang trí thêm những họa tiết màu đỏ nổi bật, cầu mong may mắn, tài lộc lên cây quất. Bạn có thể tìm mua những chùm đèn lồng, câu đối, câu chúc tết,… để gắn lên phần cành cây.
  • Một số gia đình chọn gắn những bao lì xì đỏ thắm với nhiều mệnh giá tiền khác nhau. Khi khách, bạn bè, người thân tới có thể hái lộc may mắn cùng gia đình.
  • Thay vì trang trí cầu kỳ, bạn có thể tìm mua những chậu trồng cây quất hình ông địa phúc hậu, con giáp năm tương ứng, tượng trưng cho năm mới đủ đầy, sung túc.
  • Bạn cũng có thể chọn giăng những dây đèn nháy nổi bật, thu hút. Chúng sẽ càng tôn lên nét rực rỡ, tươi mới cho không gian gia đình.

Hướng dẫn chăm sóc cây quất đúng cách

Nếu như những nhà vườn đã có nhiều kinh nghiệm chăm sóc cây quất chờ dịp Tết đến thì sau khi mua về, bạn cũng nên tìm hiểu và dành thời gian chăm sóc để cây quất luôn tươi và đẹp hơn.

Sau khi mua cây về, bạn nên đánh bầu và chuyển chậu khác cho cây quất. Bạn có thể lót rơm hoặc xỉ xuống dưới đáy chậu để cây thoát nước tốt hơn. Bề mặt trên cùng có thể lót thêm những viên đá cuội, sỏi trắng để trồng chậu cây thêm đẹp mắt.

Dù ngày Tết bận rộn là vậy nhưng bạn cũng không nên quên công đoạn tưới nước cho cây quất nhé. Chú ý lượng nước vừa phải, tưới nước đều đặn mỗi ngày để cây luôn tươi, tránh bị héo lá, rụng trái quá nhiều.

Sau những ngày trưng bày Tết, nếu bạn muốn có thể dời chậu và trồng cây quất ra sân vườn của mình và chăm sóc thêm. Bạn nên vặt hết phần trái và ⅓ phần lá cây và chăm bón phân, dưỡng lại sức cho nó.

Hi vọng những thông tin về trang trí cây quất ngày Tết trên đây có thể giúp ích cho bạn và gia đình trong việc lựa chọn, trang trí cũng như chăm sóc chúng. Ngày Tết là dịp đoàn viên, chắc chắn khung cảnh các thành viên cùng nhau trang trí cây quất, chờ đón năm mới sẽ vô cùng ấm cúng và hạnh phúc.