Trong việc sửa nhà thì chúng ta có cần phải cúng không? Cúng sửa nhà như thế nào mới có thể là đầy đủ và đúng với thủ tục nhất? Vậy việc chuẩn bị lễ cúng sửa nhà gồm những gì? Để biết rõ hơn về cách cúng sửa chữa nhà giúp cho gia chủ hưng thịnh, đón nhiều tài lộc thì hãy cùng theo dõi các thông tin quan trọng trong bài viết sau đây nhé.
Table of Contents
Sửa nhà cửa có cần phải thực hiện việc cúng không
Sửa chữa nhà có cần phải cúng hay không là điều băn khoăn của rất nhiều người khi đang có ý định sửa nhà. Xây nhà thì cần phải thực hiện cúng kiến là việc hiển nhiên. Tuy nhiên, khi gia chủ đang cần để sửa nội thất hoặc ngoại thất của ngôi nhà thì liệu chúng ta có cần phải thực hiện cúng theo đúng như thủ tục hay không?
“Có” là câu trả lời cho trường hợp này. Không chỉ trong việc xây nhà mà ngay cả việc sửa chữa nhà cửa cũng cần phải thực hiện theo đúng các trình tự. Nhất là trong việc cúng bái, tuyệt đối không thể lơ là hay bỏ qua dù cho chỉ một thủ tục nhỏ nhất.
Ý nghĩa của lễ cúng để sửa chữa nhà cửa
Quan niệm của các người xưa cho rằng lễ cúng để sửa nhà cửa được tổ chức được xem như là một điều báo cáo và cầu xin đối với thần linh để họ phù hộ cho quá trình sửa nhà diễn ra một cách lợi và tốt đẹp. Việc sửa chữa các công trình về nhà ở, sân nhà, cổng nhà, bếp hoặc là chung cư,… tất cả các công trình được xem là liên quan đến nhà. Sẽ ảnh hưởng rất lớn tới phần âm của gia đình theo như quan niệm về sửa chữa nhà. Về mặt tâm linh khi thì có thể sẽ đụng chạm tới sự bình yên vốn có bấy lâu nay của gia chủ và các thành viên khác trong gia đình.
Vì vậy, bất kể là bạn đang làm nhà mới hay là sửa chữa nhà cửa, thực hiện nâng nền hay sửa chữa bếp,… Tất cả đều cần phải làm lễ khởi công cho việc sửa nhà trước là báo cho các thần linh, thổ địa và tổ tiên của chúng ta và sau là để cầu mong có được sự bảo bọc, sự che chở trong suốt quá trình thực hiện để mọi việc được hanh thông và may mắn.
Tuy nhiên, có rất nhiều người thắc mắc rằng lễ cúng sửa nhà gồm những gì, và thực hiện hưu thế nào, hãy đọc tiếp nội dung của phần tiếp theo nhé.
Lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng sửa nhà bao gồm những gì
Lễ vật được chuẩn bị cho mâm cúng sửa nhà phải thật tươm tất và đầy đủ với tất cả tâm huyết của gia chủ dành cho nó. Sẽ tùy vào phong tục của từng vùng miền, từng loại địa phương hay là điều kiện kinh tế trong mỗi gia đình mà lễ cúng sửa nhà gồm những gì cũng sẽ không giống nhau. mâm cơm cúng sau đây bạn có thể dùng để tham khảo:
- Bộ tam sinh gồm trứng trắng luộc, thịt heo luộc và thịt gà luộc
- Đồ nếp gồm một dĩa xôi hoặc là một dĩa bánh chưng.
- Một bát nước, một ly rượu và cuối cùng là một bát gạo trắng
- Các loại quần áo vàng mã, giấy tiền vàng bạc dùng để cúng cho thần đất
- Các bao thuốc, nhang đèn hoặc là lạng chè
- Một mâm ngũ quả và một đĩa trầu cau
- Một bình hoa tươi nho nhỏ
Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả các lễ vật, gia chủ nên đặt gọn gàng trên một cái mâm nhỏ. Nếu động thổ trong trường hợp sửa chữa nhà cũ trở thành nhà mới, hoặc là thực hiện nâng móng nhà, các gia chủ nên đặt mâm lễ lên một vật dụng bằng phẳng được đặt giữa khu đất.
Một số lưu ý gia chủ cần nên nhớ khi chuẩn bị lễ vật để cúng
- Nên chọn những đồ sạch sẽ và tươi ngon
- Không nên kì kèo trả giá khi chọn mua đồ để làm lễ
- Ưu tiên cúng các sản vật có từ quê hương hoặc là có sẵn ở trong gia đình.
- Hoàn tất việc cúng xong mới được thụ lộc để đảm bảo các yếu tố tâm linh trong quá trình sửa nhà.
Cách cúng sửa chữa nhà được tiến hành như thế nào?
Đối với bên gia chủ
Cách giờ động thổ khoảng 60 phút, gia chủ nên bày biện và bố trí tất cả những món liên quan đến đồ cúng lên bàn cũng trên hai cái bàn. Một cái kê cao dùng để cúng chay, một cái kê thấp dùng để cúng mặn và phải được đặt ở giữa công trình, đặc biệt đừng quên một túi dùng để cúng cô hồn ở phía ngoài đường.
Cách giờ động thổ khoảng 30 phút, người tiến hành cúng động thổ sửa nhà sẽ đốt hai cây đèn cầy lên và thắp thêm mười một cây dùng để vái bốn phương rồi cắm nhang vào ở bàn trên, bàn dưới, mỗi bàn là năm cây và một cây phía ngoài rồi tiếp tục đọc văn khấn
Đối với các đơn vị nhận thi công xây nhà
Sau khi gia chủ đã cúng xong thì các đơn vị thi công cũng phải vào thắp nhang cúng và tiến hành khấn để cầu xin mọi việc được thuận lợi. Ngoài việc khấn để cúng các thần hoàng, thổ địa thì cần phải khấn thêm tổ nghề của mình và cầu mong cho mọi việc được tiến hành một cách suôn sẻ.
Lời kết
Nếu gia đình của bạn đang có nhu cầu sửa chữa lại nhà cửa và đang thắc mắc với câu hỏi là lễ cúng sửa nhà gồm những gì thì bà viết này chính là cứu tinh của bạn đấy. Mong rằng khi đọc xong bài viết này sẽ giúp bạn và gia đình hiểu rõ hơn về cách cúng cũng như là những thứ cần chuẩn bị trước khi cúng sửa nhà để cho ngày cúng được diễn ra ột cách tốt đẹp và trọn vẹn hơn.