Gạch bóng kiếng 2 da là gì? Ưu điểm trong xây dựng

Gạch bóng kiếng 2 da là loại gạch ốp lát trong các công trình xây dựng mang đến vẻ đẹp hoàn thiện và sang trọng của ngôi nhà đó. Vậy tại sao mọi người lại ưa dùng à chuộng sản phẩm đó đến vậy. Ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những đặc điểm cũng như là ưu điểm của gạch bóng kiếng 2 da trong xây dựng.

Gạch bóng kiếng 2 da là gì?

gach bong kieng 2 da la gi

Như ta đã viết công nghệ ngày càng phát triển kéo theo đó ngành xây dựng cũng phát triển theo. Các loại vật liệu trong xây dựng cũng ngày càng được đổi mới liên tục để có thể đáp ứng được các nhu cầu về chất lượng cũng như là thẩm mỹ. Trong các loại gạch ốp lát, có nhiều loại gạch khác nhau để thay thế cho các mẫu gạch bông, gạch xi măng truyền thống.

Còn đối với nhà sàn thì sẽ có các lựa chọn khác nhau về các loại gạch bóng mờ và bóng kiếng. Dù thế gạch bóng kiếng 2 da là lựa chọn của đa số các nhu cầu về tính thẩm mỹ cao. Bởi nó có độ bóng cao, độ cứng vô cùng cao khó có thể xước phù hợp lát sàn ở mọi khu vực. Đặc biệt nếu trong phòng khách hay phòng ngủ, là nơi yêu cầu về yếu tố sang trọng nên vì vậy gạch bóng kiếng 2 da là lựa chọn phù hợp nhất. 

Gạch bóng kiếng 1 da là loại chỉ có một lớp men bóng ở trên bề mặt của viên gạch. Ta có thể thấy lớp gạch này mỏng và chỉ hơi bóng không quá sắc nét. Loại gạch này không có quá nhiều kích thước chủ yếu là 60*60. Vì tính thẩm mỹ không cao nên gạch này chỉ được dùng để lát nền ở những công trình kho bãi,…

Gạch bóng kiếng 2 da được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn bởi nó có 2 lớp nên cứng. Nhìn bằng mắt thường cũng dễ dàng nhận thấy nó có hai 2 lớp gạch đó là lớp lõi và lớp men. Gạch bóng kiếng 2 da có độ bóng cao và có rất nhiều mẫu mã đa dạng như xà cừ, dọc đũa, vân đá, da rắn….

Gạch bóng kiếng toàn phần cao cấp hơn 2 loại trên bởi những chi tiết trên viên gạch vô cùng sắc nét. Gạch có thiết kế chắc chắn nhưng có giá thành khá đắt

Hiện nay phần lớn các loại gạch trên thị trường đều tập trung vào gạch bóng kiếng 2 da để đáp ứng các yêu cầu trong xây dựng. Có rất nhiều các thương hiệu về gạch ốp lát bạn có thể sử dụng để làm khoác tấm áo cho sàn nhà của mình.

Ưu điểm của gạch bóng kiếng 2 da

Gạch bóng kiếng 2 da là một loại gạch đang được đánh giá khá cao về chất lượng và hiệu quả trong xây dựng. Gạch ốp lát đã được phát triển và có nhiều ưu điểm vượt trội so với loại gạch men và loại gạch bóng truyền thống. Loại gạch này còn có tên gọi khác là đá granite nhân tạo mài bóng.

uu diem gach bong kieng 2 da

Để sản xuất ra gạch bóng kiếng cũng gần giống như gạch men nhưng sẽ có thêm một số bước cao cấp hơn. Đây là loại gạch có độ cứng và độ chịu lực vô cùng cao. So với gạch bóng kiếng một da thì loại 2 da có các ưu điểm vượt trội như sau:

  • có khả năng chịu lực cao, và có khả năng chống trơn trượt cao.
  • Gạch lát nền bóng kiếng 2 da có bề mặt bóng do được sử dụng các công nghệ hiện đại để mài bóng, vì thế được sử dụng để lát nền hay ốp tường đều đẹp và giúp ngôi nhà có độ bóng bẩy mang tính thẩm mỹ cực cao
  • Loại gạch này ngoài ra còn có độ bền màu vô cùng cao so với thời gian, bởi nó được trộn vào lớp cốt liệu. Vì vậy các bạn hoàn toàn có thể yên tâm và độ về và công dụng của nó.
  • Ngoài ra bạn hoàn toàn yên tâm nếu như nhà có trẻ em, bởi loại gạch này vô cùng khó bám bẩn, nếu trên lớp bề mặt có bụi bẩn thì chỉ cần lau chùi nhẹ nhàng chứ không cần chất tẩy rửa.
  • Hút nước vô cùng thấp nên sẽ ít bị ngấm nước từ dưới lên đến nền nhà. Đây là loại điểm ưu việt so với các dòng gạch khác.
  • Với những thiết kế và ưu điểm vượt trội như thế, đã thuyết phục được tối đa những người tiêu dùng khó tính nhất. Dòng gạch này đang được khá nhiều người tiêu dùng và sử dụng trong công trình xây dựng của họ nhất là các không gian và khuon o viên như biệt thự, nhà hàng, chung cư, khách sạn,…

Vậy là qua bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu cho bạn các vấn đề liên quan đến loại gạch bóng kiếng 2 da. Mong rằng bạn sẽ hài lòng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp nếu còn bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp ngay nhé!

Những nguyên tắc lát gạch nền cần phải biết trong quá trình thi công

Trong việc hoàn thiện các công trình, ốp lát gạch được xem là việc nằm trong khâu cuối cùng. Tuy nhiên, nếu như không tuân thủ đúng các quy trình thì sẽ gây ra rất nhiều vấn đề như là sàn nhà bị nứt, sàn nhà không ăn vữa,…Vì vậy mà các nguyên tắc lát gạch nền là phần quan trọng mà ai cũng cần phải biết trong thi công. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được những thông tin cần thiết nhé.

Một số nguyên tắc trong việc lát gạch nền mà ai cũng cần nên biết

Chọn các loại gạch và vệ sinh gạch một cách cẩn thận

nguyen tac lat gach nen

Trước khi tiến hành công việc lát gạch thì chúng ta cần phải chọn mua được các loại gạch phải đạt đủ tiêu chuẩn và đảm bảo được chất lượng. Gạch tốt sẽ không bị lệch màu nhiều, không bị nứt vỡ hoặc cong vênh ngoài các tiêu chuẩn cho phép. Sau đó thì cần phải tiến hành lau chùi và vệ sinh bề mặt của gạch một cách cẩn thận, sạch sẽ để cho quá trình lát gạch có được độ kết dính tốt nhất.

Thực hiện tính toán và đo số lượng gạch để lát sàn

Để tính toán chính xác được số lượng gạch dùng để lát sàn thì bạn có thể sử dụng thước băng để xem thử có bao nhiêu vữa, bao nhiêu tấm lót đệm và gạch. Việc bạn mua đúng số lượng gạch sẽ giúp tiết kiệm được khá nhiều chi phí, tránh tình trạng bị thừa vật tư. Từ đó mà giảm đi các nguy cơ bị lỗi về màu sắc cũng như là kết cấu giữa các lô sản xuất với nhau.

Làm sạch và tiến hành đầm thật kỹ nền bê tông

nguyen tac lat gach nen

Chúng ta nên đổ bê tông thấp hơn từ 3 đến 4cm và tiến hành đầm nền thật phẳng để tránh bị hiện tượng sụt lún. Trước khi thực hiện trát vữa, mặt sàn bê tông cần phải được vệ sinh một cách sạch sẽ để tạo được độ ẩm. Vữa thì cần phải cán theo một tỷ lệ chuẩn, để tránh bị quá nát hoặc là quá khô. 

Vệ sinh sau khi hoàn thành việc lát gạch

Một nguyên tắc lát gạch nền quan trọng nữa mà bạn cần phải lưu ý đó là lựa chọn được khoảng cách hợp lý giữa những viên gạch. Theo đó, giữa các viên gạch cần phải có khoảng cách từ 2 đến 3mm. Đồng thời giữa các khe gạch phải dùng keo chà ron đóng vai trò làm khít. Khi lát gạch thì cần căn chỉnh những viên gạch sao cho được ngang hàng và có sự đồng đều về mặt khoảng cách. Trong quá trình thi công không được quên vệ sinh các vết bẩn sạch sẽ.

Chú ý khi thực hiện chà ron sau khi đã lát sàn

Sau khi đã hoàn thành được việc lát gạch, cần đợi khoảng từ 6 đến 8 tiếng để chà ron, việc này giúp cho bề mặt của nền được chắc chắn hơn. Khi chà ron thì bạn cần thực hiện hai lần. Vào lần thứ nhất thì pha bột dưới dạng lỏng, cứ cách một tiếng thì lại quét tiếp lớp ron thứ hai với một tỷ lệ bột đặc hơn để có thể bằng với nền gạch.

Hướng dẫn kỹ thuật lát gạch nền một cách chuyên nghiệp bạn cần biết

nguyen tac lat gach nen

Bước 1: Tạo ra lớp nền cơ sở

  • Nên sử dụng ống nước ti ô để làm căng dây lấy cốt và tạo được độ dốc.
  • Trộn vữa xi măng với độ nhão sao cho phù hợp.
  • Tiến hành rải phần vữa đều lên trên bề mặt nền rồi sau đó sử dụng thước gạt phẳng để tạo ra độ dốc. Chiều dày phù hợp là từ 2 đến 3 cm.

Bước 2: Tiến hành lát

  • Căng dây lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái qua phải để tạo thành đường thẳng.
  • Rải các lớp xi măng lót xuống phần bề mặt để được kết dính với sàn nhà.
  • Đặt các viên gạch theo cùng chiều với lớp vữa. Sau đó dùng một búa cao su để gõ nhẹ giúp cho gạch được dính kết vào phần vữa.

Bước 3: Trét mạch cẩn thận

  • Chúng ta đợi khoảng 3 tiếng sau khi đã lát gạch thì bắt đầu tiến hành trét mạch cho gạch
  • Nên trộn thêm một ít cát mịn vào xi măng theo tỉ lệ là 1:1. Sau đó cho nước vào và trộn đều, đảm bảo rằng độ vữa sẽ vừa phải. Có thể pha thêm một ít bột màu để phần trét gần với màu gạch.
  • Dùng bay có mũi nhọn sau đó cho vữa vào phần trét mạch.
  • Miết cho thật phẳng và tạo được độ bóng cho các mạch trét.

Bước 4: Làm sạch phần nền

Một ngày sau khi vữa đã khô và cứng thì bạn có thể tiến hành làm sạch nền nhà. Dùng các loại khăn ướt để lau sạch đi những phần vữa quanh mạch trét và ở trên bề mặt của gạch. Tuyệt đối không được sử dụng các loại hóa chất dùng để tẩy rửa.

Những lưu ý mà bạn cần biết khi trộn vữa và gạt nền

Khi thực hiện việc trộn vữa và gạt nền thì bạn phải cẩn thận trong từng khâu. Nguyên tắc lát gạch nền là trộn vữa phải từ từ để đảm bảo có được độ dẻo. Nếu như vữa quá loãng sẽ bị lâu khô và khiến cho gạch không bám được chắc chắn.

Ngoài ra, bạn cần đầm và gạt nền thật kỹ để tạo ra một mặt phẳng và giúp mặt sàn không bị tích nước, có được độ dốc tốt để có thể thoát hơi nước. Đồng thời phải vệ sinh sạch sẽ những phần gạch để tạo ra được độ bám dính tốt nhất cho công tác lát nền. 

nguyen tac lat gach nen

Hy vọng với những thông tin trong bài viết vừa rồi sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về các nguyên tắc lát gạch nền. Từ đó giúp cho việc thi công lát gạch đảm bảo được an toàn và có thể mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện. 

 

Kết cấu móng băng nhà ba tầng và quy trình thi công

Hiện nay, bởi diện tích đất xây dựng nhà ở tại các khu thành thị rất hạn hẹp nên hầu hết các ngôi nhà ống thường được thiết kế theo kiểu nhà từ 3 đến 4 tầng. Để cho những ngôi nhà này luôn bền vững ít bị hỏng hóc theo thời gian thì phần móng ngôi của nhà cần phải được thi công thật cẩn thận và chính xác. Thông thường, đối với các ngôi nhà cao tầng đặc biệt là đối với nhà 3 tầng thì người ta sẽ thường thi công móng băng vì với kết cấu móng này sẽ đủ lực để chịu trọng lượng của cả công trình bên trên. Bài viết dưới đây chia sẻ một số tiêu chuẩn về kết cấu móng băng nhà 3 tầng và cách thi công móng băng khi tiến hành xây dựng.

Móng băng cho kết cấu nhà 3 tầng là gì?

Móng băng là loại móng nằm dưới hàng cột hay tường được dùng để đỡ cho tường hoặc toàn bộ hệ thống cột được chắc chắn hơn. Chúng thường có dạng là một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau theo một hình chữ thập. Những loại móng băng ứng dụng trong xây dựng hoặc là móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp và được sử dụng một cách phổ biến để trong thiết kế và thi công được đa dạng và phong phú hơn.

ket cau mong nha 3 tang

Dựa trên khảo sát cơ sở thực tế về địa hình, nền đất định thi công, độ cứng, độ lún mới có thể đưa ra phương thức thiết kế cấu trúc móng sao cho phù hợp nhất và đảm bảo an toàn nhất. Phần lớn các kỹ sư xây dựng lúc thi công công trình sẽ thường đưa ra phương án kết cấu móng băng cho những thiết kế mẫu nhà cao từ 3 đến 5 tầng, phổ biến nhất là thiết kế nhà phố hay nhà ống.

So với phần lớn những mẫu móng khác như móng cọc, móng đơn hay là móng bè thì móng băng được ứng dụng khá phổ biến trong thiết kế thi công nhà vì biện pháp kỹ thuật thi công tối giản lại tiết kiệm chi phí đáng kể mà trong đó độ lún lại đều hơn khiến công trình chịu được tải tốt nhất có thể. 

Cấu tạo móng băng cho kết cấu nhà 3 tầng

Cấu tạo móng băng cho kết cấu nhà 3 tầng được thiết kế vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ, gồm:

Một lớp bê tông lót móng có độ dày khoảng 0,1m (hoặc có thể dày hơn) nhằm đảm bảo tránh việc tiếp xúc của thép so với mặt đất. Do khả năng kết dính của đất với bề mặt bê tông là không cao dẫn đến việc có thể bị sạt lún và gây ra hiện tượng xô lệch móng. Khi đó móng sẽ không đảm bảo được đúng kích thước theo yêu cầu của kỹ thuật.

Bản móng sẽ liên tục chạy nhằm liên kết móng thành một khối kiên cố đồng nhất với kích thước bản móng phổ thông của kết cấu móng băng cho nhà 3 tầng là (0.9-1.2)x350 (m) cùng kích thước dầm móng phổ thông đã được đề xuất với kích thước là 0.3x(0.5-0.7) (m). Hệ thống bản móng phải bảo đảm được độ vững chắc và đúng công thức kỹ thuật thi công chủ yếu nhờ vào sự liên kết giữa các thanh thép ngang.

Thép bản móng phổ biến là phi 12a150.

Thép dầm móng phổ biến: thép dọc 6 phi 18-23, thép đai phi 8a150.

ket cau mong nha 3 tang

Tất cả số liệu trên là con số phổ thông  theo phần số đông thiết kế. Tuy vậy, vẫn còn tuỳ thuộc theo kiểu kiến trúc công trình, diện tích đất và bản thiết kế của kiến trúc sư mà các kích thước trên có thể khác nhau để phù hợp hơn.Tuy vậy, nguyên vật liệu thép sẽ phải là loại thép chống gỉ cao cấp nhất hiện tại, bởi hệ thống móng sẽ chịu phần đảm nhiệm toàn bộ lực tác động  từ trên tác động xuống. Móng phải vững chắc thì căn nhà mới kiên cố được. 

Quy trình thi công móng băng cho kết cấu móng nhà 3 tầng 

Thiết kế móng băng chính là thiết kế kiểu móng cơ bản và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Quy trình thi công móng băng cho kết cấu nhà 3 tầng bao gồm : 

Thiết lập mặt bằng và các công tác chuẩn bị

Để thi công nền móng thì việc làm trước tiên là phải thiết lập  mặt bằng. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị nguồn lực nhân công, nguyên vật liệu cần thiết và phương tiện máy móc yêu cầu cho quá trình thi công móng băng nhà 3 tầng.

San lấp mặt bằng

Công tác chuẩn bị cốt thép

Công tác chuẩn bị cốt thép được tổ chức thực hiện linh hoạt và cung ứng đủ trong quá trình thiết kế kết cấu móng băng nhà 3 tầng. Cốt thép có thể được gia công tại công trường ngay khi đang thi công hoặc được gia công tại nơi khác và đưa đến công trường nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật phù hợp với khối lượng thép tương ứng.

Các thanh thép cần đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng. Những thanh thép bị giảm tiết diện do các yếu tố khách quan khác không được vượt quá giới hạn cho phép là 2% khoảng cách đường kính.

Những loại cốt thép gia công kết cấu móng băng cho nhà 3 tầng cần phải có độ bền, độ dẻo dai phù hợp nhằm thuận lợi hơn cho công tác thi công uốn nắn nhiều chi tiết nhằm phù hợp với hình dạng của thiết kế công trình, không nên sử dụng thép bị gỉ hay giòn. Các bước thép sẽ được gia công như các bước:

Công tác cho cốp pha

Công tác chuẩn bị cho bước đổ bê tông

Công tác đổ bê tông là bước cuối cùng và cũng là bước quyết định thành bại cũng như hiệu quả công trình nên cần đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thi công. Công tác đổ bê tông bắt buộc phải đạt các tiêu chuẩn bảo đảm chất lượng và quy chuẩn về quy định xây dựng nhà ở, đảm bảo bê tông được đổ đầy và chắc.

ket cau mong nha 3 tang

Trên đây là những thông tin cũng như quy trình các bước thiết kế kết cấu móng băng nhà ba tầng. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu biết về kết cấu móng để áp dụng vào những công trình xây dựng phù hợp 

 

Cách đan sắt móng nhà đảm chất hiệu quả

Đan sắt để làm móng nhà là bước quan trọng trong việc thi công nhà cửa xây dựng. Nên đan cần chắc chắn và theo đúng kỹ thuật để nền nhà trở nên vững vàng, chắc chắn, không bị sạt lở đất. Vậy cách đan sắt móng nhà như thế nào mới là đúng và hiệu quả. 

Tại sao cần lựa chọn sắt để làm móng nhà

Nếu lựa chọn loại sắt phù hợp để làm móng nhà thì ngôi nhà của bạn sẽ vô cùng vững chắc và an toàn. Trong xây dựng dầm ngang là quan trọng nhất, quyết định nhiều đến sự an toàn và độ bền của căn nhà. Các loại móng dầm thương cố định bằng bê tông để có thể đảm bảo được độ bám chắc và dùng sắt để nâng đỡ công trình. 

cach dan sat mong nha

Thường thì các nguyên liệu để làm ra bê tông có xi măng, cát và đá được trộn với nhau theo tỉ lệ nhất định tùy vào từng yêu cầu của các hạng mục, chỉ sau khoảng 20 ngày đổ bê tông là nó đã cứng và có thể sử dụng được. Nhưng nếu chỉ sử dụng bê tông không thì độ chịu lực của nó bằng 1/10 trọng lực mà không có gì nâng đỡ, chính vì thế ta cần sử dụng cả sắt, thép chèn vào trong bê tông để được cố định và chắc chắn hơn. Khi bê tông và sắt kết nối với nhau nó sẽ phát huy được khả năng trọng lực kéo và giúp căn nhà của bạn được chắc chắn và an toàn hơn bao giờ hết. 

Cách đan sắt móng nhà 2 lớp

Đây là cách đan khá phổ biến trong xây dựng. Sắt và thép được phân bố thành 2 lớp, lớp dưới chịu lực momen âm, còn lớp trên chịu lực momen dương. Đối với việc đan sắt ở lớp dưới, cần bố trí theo các phương cạnh ngắn, và được bố trí vuông góc với sắt chịu lực dọc theo phương còn lại.

cach dan sat mong nha

Lớp trên có một lớp sắt gọi là sắt mũi chịu momen âm cắt ¼ cạnh ngăn. Chúng được đặt vuông góc với sắt mũ và nằm dưới sắt mũ. Lớp dưới sau khi đã được đặt cố định thì tiến hành kê con kê, tạo một lớp bê tông để cố định và bảo vệ cho sàn. Giữa 2 lớp sắt ta cần có một khoảng cách bằng chân cho để có thể đảm bảo chiều cao của sàn theo tính toán ban đầu.

Cách đan sắt móng nhà này thường được áp dụng với những công trình nhỏ, nhà ở và các công trình có kinh tế eo hẹp. Vì vậy việc thi công cũng trở nên khó khăn khi cắt sắt, và thường người ta sẽ phải bố trí 2 lớp thép sàn chạy dọc và song song với nhau, dễ thi công và sẽ không phải cắt nhiều lần ngoài ra còn dễ kiểm soát khối lượng không để thất thoát.

Đan sắt móng nhà với cục kê bê tông

Cách đan sắt móng nhà tại Việt Nam được thực hiện rất sơ sài và chỉ mang tính chất chủ quan. Nguyên nhân chính là do chủ nhà không hiểu được kỹ thuật xây nhà, xong phần thi công cũng không được giám sát chặt chẽ. Nên chính vì thể khi thực hiện đan sắt móng nhà cần chú ý đến cục kê.

Theo kỹ thuật chuẩn trong xây dựng thì cục kê bê tông là M100 có dây kẽm buộc vào cốt thép để di chuyển. Thực tế thì khi thi công bên ngoài công trường thì lại dùng đá 10  x 20 m để kê sàn. Đây là một điều sai lầm vì phần đá 10  x 20mm chỉ định vị nhất thời cốt thép dầm sàn, khi chuyển dịch hoặc đổ bê tông dẫm ddapj nhiều sẽ mất vị trí và cốt thép rơi xuống sát cốt pha. Vấn đề này khiến các lớp bê tông không còn được bảo vệ chắc chắn nữa. Nên không được dùng loại đá đó để kê sàn mà thay vào đó ta có thể sử dụng đá hoa cương để thay thế vì đá hoa cương khó bị trơn trượt.

Cách bố trí như vậy là vô cùng quan trọng nên cần chú ý với sàn vệ sinh, sàn sân thượng và mái. Những loại này thường tiếp xúc với nắng mưa và nước nóng nên dễ bị thấm. Do vậy cần phải hạn chế mức thấp nhất với các vấn đề vết nứt do kê sàn.

cach dan sat mong nha

Đan sắt móng nhà bằng sắt kê mũ

Như ta đã biết thì sắt kê mũ tạo nên lớp bảo vệ chắc chắn của sắt mũ chụp theo đúng như thiết kế ban đầu và tạo khoảng cách giữa 2 lớp mũ và thép sàn. Thực tế cho thấy rất ít khi thấy sử dụng thép kê mũ, do thi công quá chủ quan.

Đối với các sàn nhỏ tải trọng tác dụng lên sàn ít nhiều hậu quả xảy ra ít ảnh hưởng đến quá trình thi công. Nhưng với các sàn lớn hơn thì các vết nứt tại gối dầm là điều khó tránh khỏi. Ta cần giữ khoảng cách kê thép mũ chụp sàn thường có hai lớp thép: lớp thép trên gọi là mũ sàn, thép dưới gọi là sàn gầm. Khi ta dẫm đạp nhiều, sẽ khiến sơ đồ chịu lực bị thay đổi và hệ quả sẽ làm nứt sàn.

Qua bài viết vừa rồi chúng tôi đã đưa ra đầy đủ các thông tin liên quan đến cách đan sắt móng nhà sao cho hiệu quả và an toàn nhất có thể. Hy vọng rằng qua bài viết trên bạn có thể nắm rõ được các phương pháp trên và áp dụng một cách hiệu quả. Chúc các bạn thành công.

Quy định nối thép cột trong xây dựng bạn nên biết!

Trong xây dựng, cốt thép đóng vai trò vô cùng cần thiết quyết định đến mức độ chịu lực và độ bền của một kết cấu hạ tầng. Chính vì những yêu cầu bắt buộc liên quan đến việc sản xuất vận chuyển của các thanh thép nên chiều dài để làm cốt bê tông của thanh thép luôn được cố định. Vậy quy định nối thép cột trong xây dựng là như thế nào để các kết cấu cũng như là việc chịu lực được tốt nhất có thể. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Các cách nối thép trong xây dựng

Nối thép bằng phương pháp hàn điện

 noi thep cot bang phuong phap han

Đây là phương pháp được coi là đạt tiêu chuẩn về quy định nối thép cột. Là phương pháp khá mới và tiên tiến, và bắt buộc cần phải có khi nối thép có đường kính lớn hơn 16mm. Đây là phương pháp lợi dụng quá trình điện năng biến thành nhiệt năng rồi hàn chúng lại với nhau. So với các  phương pháp truyền thống thì đây là phương pháp chịu lực vô cùng tốt, thời gian hàn cũng sẽ nhanh chóng hơn. Có 3 phương pháp hàn chính là hàn hồ quang, hàn điểm tiếp xúc và hàn đối đầu.

Nối thép bằng phương pháp buộc thủ công

noi thep cot thu cong

Buộc thủ công là phương pháp dễ dàng thực hiện ngay tại công trường. Được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi khi sử dụng thép mà không cần mối hàn. Để mối nối được chắc chắn, thì chúng ta cần chồng hai đầu thanh thép nối len với nhau rồi dùng thép mềm 1mm buộc lại.

Lưu ý rằng phương pháp này chỉ dùng khi áp dụng cho các kết cấu nằm ngang như dầm, sàn, móng chữ, không dùng trong trường hợp nối cột hay tường có như thế mới đảm bảo an toàn cho cốt thép khi chịu lực.

Quy định nối thép cột trong xây dựng

Quy định nối thép cột trong xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến độ bền và khả năng chịu lực của một công trình và sự an toàn. Vì thế để có thể đảm bảo độ an toàn ta cần đảm bảo độ chuẩn của cốt thép theo quy định quy định nối thép cột đã được đề ra.

Cụ thể tiêu chuẩn nối thép cột tại nước ta đó là 4453:1995, đây là tiêu chuẩn về kết cấu bê tông, thi công và nghiệm thu. Ngoài ra các tiêu chuẩn về kết cấu cũng được đề cập rõ ràng. Nếu công trình sử dụng thép theo tiêu chuẩn nhập khẩu thì phải kiểm tra xem có đáp ứng đủ TCVN 197:1985 và TCVN 198:1985

Các yêu cầu khác trong quy định nối thép cột

Cốt thép nên được đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng tương ứng, dù là làm tại công trình hay nhà máy.Trong một công trình khi sử dụng một loại thép, dù là nhìn bên ngoài giống nhau những lại có các tính chất vật lý khác nhau. Ngoài ra trước khi tiến hành nối thép cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt, loại bỏ lớp bùn đất và gỉ.

Nếu thép bị biến dạng vì việc vệ sinh nên bị giảm tiết diện hay do một nguyên nhân nào khác, ta cần có giới hạn cho phép đó là không vượt quá 2% đường kính. Trong quá trình đó cần chú ý cốt thép cần được uốn và nắn thẳng.

Cuối cùng cần phải lấy TCVN 4453:1995 để làm chuẩn trong các khâu cắt,uốn hàn, nối buộc cốt thép trên công trường, vận chuyển và lắp đặt xây dựng kiểm tra và nghiệm thu.

quy dinh noi thep cot

Một vài những lưu ý cần thiết khi nối thép cột

Như chúng ta đã biết trong một công trình các cột đỡ có ảnh hưởng rất lớn đến độ bền cũng như là tính an toàn của công trình, do đó việc nối thép cột là vô cùng quan trọng. Nên việc đảm bảo làm đúng các quy định nối thép cột là vô cùng cần thiết, ngoài ra cần chú ý các vấn đề sau:

  • Việc nối chồng và buộc cốt thép thì cùng mặt cắt và không được vượt quá 50% lượng thép ban đầu. Ngoài ra cũng cần chú ý là tại những nơi chịu lực lớn và chỗ uốn cong.
  • Tại cột các công trình xây dựng ở chân cột nhà,vị trí dưới mặt dầm là hai vị trí hay phải chịu lực lớn nên không được thực hiện việc nối thép ở những vị trí này để tránh việc thép bị tuột khi buộc, ảnh hưởng đến công trình. Hãy làm đúng những yêu cầu trên thì chắc chắn các bạn sẽ đảm bảo được chất lượng và an toàn.

Vậy là qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến quy định nối thép cột. Hãy đảm bảo rằng việc nối thép cần được thực hiện nghiêm chỉnh. Hy vọng bạn sẽ hài lòng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp. Nếu còn gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé.